DIỄN ĐÀN HIV/AIDS
CHÀO BẠN !

VUI LÒNG ĐĂNG NHẬP HOẶC ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN NẾU BẠN CHƯA PHẢI LÀ THÀNH VIÊN DIỄN ĐÀN
DIỄN ĐÀN HIV/AIDS
CHÀO BẠN !

VUI LÒNG ĐĂNG NHẬP HOẶC ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN NẾU BẠN CHƯA PHẢI LÀ THÀNH VIÊN DIỄN ĐÀN
DIỄN ĐÀN HIV/AIDS
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


< HÃY LẤY SỨC KHOẺ CỦA BẠN VỀ VÀ ĐỂ BỆNH TẬT CỦA BẠN CHÚNG TÔI SẼ HỖ TRỢ >
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Latest topics
» PEP thuốc dự phòng Sau Phơi Nhiễm
Giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi khi làm xét nghiệm vì có nguy cơ lây nhiễm HIV I_icon_minitimeSun Jun 25, 2017 7:41 pm by Admin

» Prep Thuốc dự Phòng Trước Phơi Nhiễm
Giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi khi làm xét nghiệm vì có nguy cơ lây nhiễm HIV I_icon_minitimeSun Jun 25, 2017 7:34 pm by Admin

» Khảo Sát Nhanh
Giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi khi làm xét nghiệm vì có nguy cơ lây nhiễm HIV I_icon_minitimeMon Dec 05, 2016 8:27 am by Admin

» Cấp Pháp BCS & Gel Miễn Phí
Giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi khi làm xét nghiệm vì có nguy cơ lây nhiễm HIV I_icon_minitimeThu Sep 01, 2016 2:11 pm by quantrivien

» Người Việt Nam từ nay có thể tự xét nghiệm HIV tại nhà
Giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi khi làm xét nghiệm vì có nguy cơ lây nhiễm HIV I_icon_minitimeTue Aug 30, 2016 12:05 am by Admin

» NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI NHIỄM HIV?
Giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi khi làm xét nghiệm vì có nguy cơ lây nhiễm HIV I_icon_minitimeSun Aug 28, 2016 11:08 am by Khách viếng thăm

» Lời nói chân thành của người đã từng lo lắng vì sợ mình bị nhiễm hiv
Giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi khi làm xét nghiệm vì có nguy cơ lây nhiễm HIV I_icon_minitimeSat Aug 27, 2016 10:25 am by Admin

» Ad cho tôi hỏi ?
Giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi khi làm xét nghiệm vì có nguy cơ lây nhiễm HIV I_icon_minitimeSat Aug 27, 2016 10:21 am by Admin

» HIV/AIDS và chuyện yêu !
Giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi khi làm xét nghiệm vì có nguy cơ lây nhiễm HIV I_icon_minitimeSat Aug 27, 2016 10:17 am by Admin

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Top posters
Admin
Giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi khi làm xét nghiệm vì có nguy cơ lây nhiễm HIV I_vote_lcapGiúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi khi làm xét nghiệm vì có nguy cơ lây nhiễm HIV I_voting_barGiúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi khi làm xét nghiệm vì có nguy cơ lây nhiễm HIV I_vote_rcap 
quantrivien
Giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi khi làm xét nghiệm vì có nguy cơ lây nhiễm HIV I_vote_lcapGiúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi khi làm xét nghiệm vì có nguy cơ lây nhiễm HIV I_voting_barGiúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi khi làm xét nghiệm vì có nguy cơ lây nhiễm HIV I_vote_rcap 
caovuthuylinh
Giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi khi làm xét nghiệm vì có nguy cơ lây nhiễm HIV I_vote_lcapGiúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi khi làm xét nghiệm vì có nguy cơ lây nhiễm HIV I_voting_barGiúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi khi làm xét nghiệm vì có nguy cơ lây nhiễm HIV I_vote_rcap 

 

 Giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi khi làm xét nghiệm vì có nguy cơ lây nhiễm HIV

Go down 
Tác giảThông điệp
quantrivien
Quản Trị Viên
Quản Trị Viên
quantrivien


Tổng số bài gửi : 5
Join date : 25/08/2016
Age : 30
Đến từ : Vũng Tàu

Giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi khi làm xét nghiệm vì có nguy cơ lây nhiễm HIV Empty
Bài gửiTiêu đề: Giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi khi làm xét nghiệm vì có nguy cơ lây nhiễm HIV   Giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi khi làm xét nghiệm vì có nguy cơ lây nhiễm HIV I_icon_minitimeFri Aug 26, 2016 12:38 am

Giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi khi làm xét nghiệm vì có nguy cơ lây nhiễm HIV

Làm sao để vượt qua nỗi sợ hãi khi làm xét nghiệm HIV? Cách nhanh nhất giúp bạn thoát khỏi nỗi ám ảnh về HIV là gì? Phơi nhiễm HIV là gì? xác xuất lây truyền là bao nhiêu?
Ngày đăng: 21-01-2015
21,019 lượt xem
CHÚ Ý: Thông tin này chỉ dành cho những người đang lo lắng vì nghi ngờ bị nhiễm HIV/AIDS

Cách nhanh nhất giúp bạn thoát khỏi nỗi ám ảnh về HIV mãi mãi
From: Bác Sĩ Nguyễn Duy Thế - Bệnh Viện Quân Y 175 - TP HCM - Chuyên gia tư vấn và điều trị HIV/AIDS
Có phải bạn đang gặp những vấn đề sau:
Mất ăn, mất ngủ vì lo lắng do đã quan hệ tình dục không an toàn với 1 người khác mà nghi ngờ người đó nhiễm HIV
Bàng hoàng rụng rời vì mới phát hiện ra người bạn tình của mình có xét nghiệm HIV ( +)
Bị kim tiêm đâm vào người, bị dính máu của người nhiễm HIV mà không biết có thể bị lây bệnh hay không.
Thấy có các triệu chứng như sốt, nổi ban, nổi hạch, đau họng, sút cân ... mà không biết có phải là triệu chứng của nhiễm HIV hay không?
Hay bạn đang:
Muốn sớm biết kết quả mình có nhiễm HIV hay không mà bác sĩ nói phải chờ 3 - 6 tháng cho hết giai đoạn cửa sổ.
Đọc đủ thứ thông tin về HIV trên mạng, gọi điện tư vấn khắp nơi mà mỗi người lại nói một khác làm bạn càng lo sợ, bất an.
Cảm thấy đau khổ, tuyệt vọng vì không biết chia sẻ cùng ai, tự nhủ rằng sẽ tự tử nếu mình bị nhiễm HIV.
Không dám đi xét nghiệm HIV vì lo rằng kết quả xét nghiệm dương tính (+)
Bạn cần biết:
Bạn chỉ có thể bị lây nhiễm HIV sau khi đã bị "phơi nhiễm HIV". Phơi nhiễm HIV có nghĩa là các sự cố hay hành vi của người bình thường khi tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các dịch tiết của cơ thể người nhiễm HIV mà có thể lây bệnh.
Các trường hợp cụ thể như:
Máu hay chất dịch của cơ thể của người có HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương trên cơ thể hoặc bắn vào niêm mạc như mắt, mũi, họng ...
Truyền máu của người nhiễm HIV.
Vết thương do bị bơm kim tiêm hoặc các dụng cụ sắc nhọn dính máu của người bị HIV đâm vào hay dùng chung bơm kim tiêm với người nhiễm HIV.
Quan hệ tình dục với người có HIV mà không sử dụng bao cao su (quan hệ tình dục không an toàn).
Ước tính nguy cơ HIV qua một lần phơi nhiễm với nguồn HIV+
Truyền máu: 90%
Mẹ sang con: 25-35%
Chích ma túy chung kim tiêm: 0,67%
Kim đâm do nghề nghiệp: 0,3%
Tình dục hậu môn tiếp nhận: 0,5%
Tình dục âm đạo tiếp nhận (nữ): 0,1%
Tình dục hậu môn xâm nhập (nam): 0,065%
Tình dục âm đạo xâm nhập (nam): 0,05%
Tình dục miệng tiếp nhận (nữ/nam): 0,01%
Tình dục miệng xâm nhập (nam): 0,005%
Nhìn vào thống kê trên chúng ta thấy: HIV rất khó lây truyền, xác xuất qua đường tình dục chỉ khoảng 0.5 - 1 phần ngàn. Trên thực tế, một người nhiễm HIV kết hôn với 1 người bình thường. Sau vài năm chung sống nếu làm xét nghiệm HIV, vợ/chồng người đó có kết quả âm tính (không bị lây nhiễm) là điều rất bình thường.
Sau khi bị nhiễm HIV bạn tiếp tục sống khỏe mạnh khoảng 10 năm. Thời gian này các nhà khoa học gọi là giai đoạn tiềm tàng (sức khỏe và hệ miễn dịch con người vẫn bình thường). Các bác sĩ không cho bạn uống thuốc kháng HIV trong thời gian này.
Hiện nay đã có thuốc ức chế HIV hay còn gọi là ARV, bệnh nhân nếu tuân thủ uống thuốc tốt và không bị kháng thuốc thì có thể sống thêm trên 20 năm. Các bác sĩ coi nhiễm HIV như một bệnh lý mãn tính mà thôi.
Vấn đề là hầu hết mọi người đều lo lắng sợ hãi bị nhiễm HIV. Chúng ta không đủ can đảm để đối mặt với kết quả xét nghiệm mặc dù không biết sẽ "âm tính" hay "dương tính". Mọi người cố gắng trì hoãn lâu nhất có thể cho việc tiến hành xét nghiệm máu. Ai cũng hiểu sống trong sợ hãi thì cảm thấy cuộc sống như địa ngục và làm mất đi mọi cơ hội của cuộc đời.
Tôi sẽ chia sẻ bí quyết:
Làm sao để vượt qua nỗi sợ hãi khi làm xét nghiệm HIV?
Cách nhanh nhất giúp bạn thoát khỏi nỗi ám ảnh về HIV là gì?
4 bước giúp bạn loại bỏ sự lo lắng và vượt qua nỗi sợ hãi
Bước một: Lấy 1 tờ giấy và kẻ một đường thẳng ở giữa từ trên xuống dưới ở chính giữa tờ giấy. Ở phía bên trái của tờ giấy, bạn viết: "Tôi không dám làm xét nghiệm HIV vì lo rằng nếu kết quả dương tính tôi sẽ không chịu đựng nổi".
Bước hai: Bạn hãy viết tất cả những suy nghĩ của mình bên phải tờ giấy về vấn đề: Nếu tôi nhiễm HIV thì tôi sẽ ra sao? Hãy viết đúng với những gì bạn từng nghĩ tới.
Bước ba: Bạn chỉ cần nói với chính, “À, nếu kết quả xét nghiệm là dương tính, tôi sẽ học cách sống chung với nó”. Một khi bạn đã quyết định chấp nhận điều tồi tệ nhất có thể xảy ra, khi nó xảy ra, bạn sẽ không có bất cứ điều gì cần phải lo lắng về vấn đề đó nữa.
Bước bốn: Hãy viết: HIV rất khó lây truyền, sau khi bị nhiễm HIV tôi tiếp tục sống khỏe mạnh ít nhất 30 năm. Hiện nay đã có thuốc ức chế HIV và các nhà khoa học đã tìm ra cách chữa khỏi hẳn căn bệnh này. HIV chỉ như một bệnh lý mãn tính mà thôi.
Đừng để HIV ám ảnh tâm trí của bạn, nếu nghi ngờ hãy xét nghiệm HIV ngay lập tức.
Sự thật là: Nếu bị nhiễm thì cũng nhiễm rồi, không làm cách nào thay đổi được kết quả. Nếu kết quả âm tính bạn sẽ trút được mọi gánh nặng để sống vui vẻ.
Hãy quyết định xét nghiệm HIV ngay bạn nhé, những nỗi lo sợ sẽ hoàn toàn tan biến. Sự né tránh, trì hoãn xét nghiệm chỉ giúp bạn tạm thời thoát ra khỏi nỗi sợ hãi mà thôi, chỉ là cách tự lừa dối bản thân. Dale Carnegie từng nói: "Bạn có thể chế ngự được bất kỳ nỗi sợ hãi nào nếu bạn quyết chí làm như vậy. Hãy nhớ rằng, nỗi sợ không tồn tại ở đâu cả ngoại trừ trong tâm trí bạn."
Nếu kết quả dương tính hãy đến với chúng tôi để được chăm sóc, tư vấn, điều trị. Cũng như hàng triệu người khác bạn có đủ nghị lực để đối mặt với HIV.
Bạn cần biết:
Sau khi HIV xâm nhập vào một tế bào của người, nó sẽ chèn bộ gen của mình vào ADN của các nạn nhân và cư trú ở đó mãi mãi. Vì vậy cho dù có phát hiện sớm cũng không có biện pháp điều trị nào để loại trừ HIV.
Điều trị phơi nhiễm HIV bằng ARV phải càng sớm càng tốt (tốt nhất trong 6 giờ đầu), chậm nhất là 72 giờ sau khi phơi nhiễm.
Điều trị phơi nhiễm HIV bằng ARV giảm từ 80 - 99 % nguy cơ bị lây nhiễm HIV.
Phải xét nghiệm HIV ngay sau khi bị phơi nhiễm và 2 lần nữa sau 1 tháng, 3 tháng.
Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về điều trị phơi nhiễm
Hay muốn biết mua thuốc ở đâu? uống thuốc như thế nào?
Thuốc ARV uống có nguy hại gì không?
Sau phơi nhiễm phải làm thế nào phòng lây nhiễm cho người khác?
Hãy điện thoại tư vấn BS Thế - SĐT: 0967 944 226

Bạn sẽ có 99,99 % khả năng không nhiễm HIV nếu bạn uống ARV ngay sau khi có nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường tình dục.
Bạn cần biết:
Sau khi nhiễm HIV từ 4-12 tuần trong máu mới có kháng thể kháng HIV, người ta gọi khoảng thời gian này là "giai đoạn cửa sổ". Xét nghiệm tìm kháng thể HIV thường âm tính, chính vì lý do này, các bác sĩ luôn khuyên bạn phải làm lại xét nghiệm sau 1 và 3 tháng mới biết chắc chắn mình có nhiễm HIV hay không.
Muốn biết kết quả sớm hơn sau phơi nhiễm 2 tuần phải làm xét nghiệm HIV-RNA hoặc tìm kháng nguyên P24. (Các phương pháp này đắt tiền và chỉ làm được ở các bệnh viện lớn)
Xét nghiệm trả lời HIV (+) bao giờ cũng làm qua 2 bước là xét nghiệm sàng lọc và xét nghiệm khảng định. XN sàng lọc HIV có thể có kết quả dương tính giả do test quá nhạy và một số yếu tố khác. Chỉ trả lời HIV (+) sau khi đã làm XN khảng định.
Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về xét nghiệm HIV hay có bất cứ câu hỏi nào.
Hãy điện thoại tư vấn 01212.889.515 (Hiếu) 01285413793 (Vũ )
Về Đầu Trang Go down
https://www.fullhousevietnam.com
 
Giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi khi làm xét nghiệm vì có nguy cơ lây nhiễm HIV
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN HIV/AIDS :: NHỮNG ĐIỄU CẦN BIẾT :: HIV và AIDS-
Chuyển đến